Đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu khi tiến hành hạch toán, kế toán viên cần phải lưu ý những điều khác biệt và đặc thù riêng. Vậy kế toán trong công ty xăng dầu có những đặc thù gì và cách hạch toán cụ thể thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hướng dẫn tổng hợp kế toán trong công ty xăng dầu sau đây từ NHS nhé!
1. Đặc thu riêng của kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
- Xăng dầu là một loại hàng hóa đặc biệt, ngoài việc phải trả số tiền cho nhà cung cấp, doanh nghiệp còn phải trả thêm số tiền khác như: chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản… do đó, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc phân bổ chi phí mua hàng chi tiết cho từng đợt hàng.
- Doanh nghiệp không chỉ cung cấp xăng dầu cho khách hàng tại một địa điểm mà còn mở rộng thêm các cây xăng kinh doanh.
- Doanh nghiệp xăng dầu khác biệt so với doanh nghiệp khác vì phải nộp thêm khoản lệ phí xăng dầu cho nhà nước.
- Các công ty xăng dầu thường có hoạt động nhập khẩu xăng dầu từ cơ sở khác hoặc từ nước ngoài.
2. Hướng dẫn tổng hợp kế toán trong công ty xăng dầu
2.1 Kế toán mua xăng dầu
a. Khi nhập khẩu xăng dầu về
- Nợ TK 152, 156…
- Có TK 112, 131…
- Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)
- Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Đồng thời phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, ghi:
- Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
- Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
– Trường hợp nhập khẩu xăng dầu về dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:
- Nợ TK 152, 156…
- Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
b. Khi mua xăng dầu ở trong nước
- Nợ TK 152, 156, 641, 642 (bao gồm giá mua có phí xăng dầu)
- Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
- Có TK 112, 331… (Tổng giá thanh toán).
- Nợ TK 152, 156, 641, 642… (Tổng giá thanh toán)
- Có TK 112, 331… (Tổng giá thanh toán)
2.2 Kế toán doanh thu bán xăng dầu và phí xăng dầu
a. Đơn vị bán xăng dầu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
- Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
- Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.
- Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
- Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.
b. Đơn vị bán xăng dầu nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
- Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
- Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
- Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.
- Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (Tổng giá thanh toán)
- Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.
c. Đối với đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu xăng dầu
- Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (Chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu)
- Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
- Có TK 156 – Hàng hóa.
d. Trường hợp bán xăng dầu thông qua các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:
- Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
- Có TK 155, 156.
- Nợ TK 111, 112, 131
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.
- Nợ TK 111, 112, 131
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.
- Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
- Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
- Có TK 131, 111, 112.
– Khi nhận hàng đại lý ghi vào bên Nợ TK 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi”. Khi xuất bán hoặc trả lại hàng cho bên giao hàng ghi vào bên Có TK 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi”.– Khi xuất bán xăng dầu nhận đại lý, phải ghi số tiền phí xăng dầu thành một dòng riêng trên Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng theo chế độ quy định. Căn cứ vào Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh số tiền bán hàng xăng dầu đại lý phải trả cho bên giao hàng, ghi:
- Nợ TK 111, 112, 131
- Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán bao gồm cả phí xăng dầu).
- Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.
- Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
- Có TK 111, 112…
e. Đối với xăng dầu sử dụng nội bộ ở đơn vị thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu
Khi xuất xăng dầu thuộc diện chịu phí xăng dầu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
- Nợ TK 627, 641, 642… (giá vốn xăng dầu và phí xăng dầu phải nộp)
- Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
- Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Theo giá vốn).
f. Đối với đơn vị không thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu
- Nợ TK 627, 641, 642…
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Theo giá vốn).
g. Khi nộp phí xăng dầu vào NSNN, ghi:
- Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
- Có TK 111 – Tiền mặt
- Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng.
h. Khi xuất khẩu xăng dầu, ghi:
- Nợ TK 112, 131
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.
– Phản ánh thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:
- Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng
- Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu).
- Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
- Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Trường hợp số phí xăng dầu được hoàn đối với lượng xăng dầu thực tế xuất khẩu năm trước (Số phí xăng dầu năm trước được hoàn vào năm sau), kế toán phản ánh số phí xăng dầu được hoàn vào thu nhập bất thường của các năm được hoàn phí xăng dầu, ghi:
- Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
- Có TK 811 – Các khoản thu nhập bất thường.
– Khi nhận được tiền do NSNN hoàn phí xăng dầu, ghi:
- Nợ TK 111, 112
- Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – THUẾ
Hotline: 094 766 142 – 0968 136 785
Website: http://ketoannhs.com/
Email: congtynhs2020@gmail.com