HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN VOUCHER & COUPON

  1. TRƯỜNG HỢP MUA – BÁN TRỰC TIẾP GIỮA NGƯỜI BÁN VÀ NGƯỜI MUA
  2. Tặng Voucher – Coupon không kèm điều kiện

Tặng Voucher – Coupon không kèm điều kiện xảy ra khi doanh nghiệp tặng miễn phí hoặc bán trực tiếp cho khách hàng mà không yêu cầu phải mua hoặc sử dụng dịch vụ ví dụ vào các dịp khai trương, sinh nhật,…

  1. Tặng voucher – coupon miễn phí

Ví dụ 1: Doanh nghiệp A tặng cho khách hàng B voucher trị giá 100 đồng nhân dịp khai trương cửa hàng kinh doanh. Trước ngày hết hạn sử dụng voucher, khách hàng B đã sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp A với tổng giá trị là 200 đồng. Kế toán của doanh nghiệp A định khoản như sau:

  • Khi tặng: Không hạch toán.

Khi tặng voucher – coupon cho khách hàng không kèm điều kiện thì kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng đã phát ra để đảm bảo về góc độ quản trị, theo dõi.

  • Khi khách hàng B sử dụng voucher: trường hợp này khách hàng B nhận được voucher mà không kèm bất kỳ điều kiện gì thì xét về bản chất đây được coi là một khoản giảm giá hàng bán. Do đó, hạch toán như sau:

Nợ TK 111, 112, 131…: 100

Nợ TK 5213: 100

            Có TK 511: 200

  1. Bán voucher – coupon thu tiền

Ví dụ 2: Doanh nghiệp A bán voucher sử dụng dịch vụ trị giá 100 đồng cho khách hàng B với giá 80 đồng. Trước ngày hết hạn sử dụng voucher, khách hàng B đã sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp A với tổng giá trị là 200 đồng. Kế toán của doanh nghiệp A định khoản như sau:

  • Khi bán voucher: Do doanh nghiệp thực tế chưa thực hiện cung cấp dịch vụ, chi phí và giá vốn chưa hình thành. Kế toán sẽ ghi nhận khoản nhận trước này vào TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện.

Nợ TK 111, 112, 131…: 80

            Có TK 3387: 80

  • Khi khách hàng sử dụng dịch vụ:

Nợ TK 111, 112, 131…: 100

Nợ TK 3387: 80

Nợ TK 521: 20

            Có TK 511: 200

  • Hết hạn voucher ghi nhận 3387 vào 511 số tiền 80

 

  1. Tặng Voucher – Coupon kèm theo điều kiện

Tặng voucher – coupon kèm điều kiện xảy ra khi khách hàng mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ trên hạn mức nhất định của tổng giá trị hàng mua thì được bên bán tặng voucher có giá trị cho lần mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ tiếp theo.

  1. Giá trị voucher nhỏ hơn giá trị mua

Ví dụ 3: Doanh nghiệp A có chính sách tặng voucher trị giá 100 cho khách hàng mua đơn hàng 500 và voucher này có giá trị sử dụng cho lần mua hàng tiếp theo. Trước ngày hết hạn sử dụng voucher, khách hàng đến mua đơn hàng 1000 và sử dụng voucher được tặng, kế toán hạch toán như sau:

  • Khi bán hàng và tặng voucher cho khách hàng:

Ghi giảm trực tiếp giá trị của voucher trên tổng giá trị hàng mua lần 1 vào doanh thu

Nợ TK 111, 112, 131…: 500

Có TK 511: 400

Có TK 3387: 100

  • Khi khách hàng sử dụng voucher cho lần mua hàng thứ 2:

Nợ TK 111, 112, 131…: 900

Nợ TK 3387: 100

Có TK 511: 1.000

  1. Giá trị voucher lớn hơn giá trị hàng hóa bán ra

Ví dụ 4: Doanh nghiệp A bán hàng 500, khách hàng quay số trúng thưởng voucher 2.000. Trước ngày hết hạn sử dụng voucher, khách hàng đến mua đơn hàng 2.100 đồng và sử dụng voucher được tặng, kế toán hạch toán như sau:

  • Khi bán hàng:

Để tuân thủ nguyên tắc thận trọng kế toán và ghi nhận Doanh thu, kế toán thực hiện phân bổ doanh thu bán hàng khi tặng voucher cho khách hàng vào TK 511 – Doanh thu và TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện như sau:

Tỷ lệ phân bổ giảm trực tiếp vào TK 511 = Giá trị mua hàng/(Giá trị mua hàng+ Giá trị voucher) = 500/(500+2.000) = 1/5

Giá trị phân bổ trực tiếp vào TK 511 = Giá trị mua hàng*Tỷ lệ phân bổ doanh thu                        = 500* 1/5= 100

Bút toán: Ghi nhận giá trị được phẩn bổ trực tiếp vào TK 511 – Doanh thu

Nợ TK 111, 112, 131…: 500

            Có TK 511: 100

            Có TK 3387: 400

  • Khi khách hàng sử dụng voucher cho lần mua tiếp theo

Bút toán: Ghi nhận số tiền thực nhận của doanh nghiệp sau khi khách hàng thanh toán bằng voucher

Nợ TK 111, 112, 131…: 100 (= 2100 – 2000)

Nợ TK 3387: 400

Nợ TK 521: 1.600

            Có TK 511: 2.100

  1. TRƯỜNG HỢP PHÂN PHỐI QUA BÊN TRUNG GIAN (Gián tiếp đến người tiêu dùng)
  2. Phân biệt Đại lý và Thương mại (Trading)

Trước hết cần phân biệt bên trung gian là Đại lý hay Công ty hoạt động thương mại mua đi bán lại (trading)

  • Đại lý là đơn vị thỏa thuận bán hàng cho bên giao đại lý (là doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần bán) để hưởng hoa hồng dựa trên doanh thu bán hàng và giá bán của sản phẩm phải tuân thủ theo giá bán của bên giao đại lý, vì vậy đại lý không phải chịu rủi ro với hàng hóa như không bán được hoặc hết hạn sử dụng.
  • Trading là hoạt động mua đi, bán lại để hưởng doanh thu chênh lệch và bên mua lại hàng hóa để bán cho khách hàng được quyền quyết định giá bán của hàng hóa, dịch vụ, đồng thời phải chịu rủi ro hàng hóa khi sản phẩm hết hạn hoặc không bán được.

2.Hạch toán kế toán khi phân phối qua Đại lý

Ví dụ 5: Doanh nghiệp A giao cho bên đại lý B voucher sử dụng dịch vụ có trị giá 100 đồng, khi bán được voucher thì bên đại lý B sẽ được hưởng hoa hổng 20% giá trị của voucher.

  • Khi bên doanh nghiệp A xuất voucher cho bên đại lý B: kế toán không phải hoạch toán kế toán mà chỉ theo dõi trên sổ sách vì bên đại lý chỉ mang tính chất giữ hộ cho bên A
  • Khi đại lý bán voucher cho khách hàng C kế toán bên A sẽ hoạch toán như sau:

Bút toán 1: Hạch toán tiền thu được vào doanh thu chưa thực hiện

Nợ TK 111, 112, 131…: 100

            Có TK 3387: 100

Bút toán 2: Hạch toán hoa hồng cho bên B vào chi phí bán hàng

Nợ TK 641: 20

            Có TK 111, 112, 331…: 20

  • Khi khách hàng C sử dụng dịch vụ: Kế toán kết chuyển doanh thu chưa thực hiện vào TK 511 – Doanh thu

Nợ TK 3387: 100

            Có TK 511: 100

  1. Hạch toán kế toán khi phân phối qua Trading

Ví dụ 6: Doanh nghiệp A bán voucher sử dụng dịch vụ có trị giá 100 cho bên trading B với giá là 80. Sau đó bên trading B bán voucher cho khách hàng C. Kế toán hạch toán như sau:

  • Khi bán voucher cho bên B: Ghi nhận giá trị thực nhận khi bán cho bên B vào TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Nợ TK 111, 112, 131…: 80

            Có TK 3387: 80

  • Khi khách hàng C sử dụng dịch vụ: Kế toán kết chuyển doanh thu chưa thực hiện vào TK 511 – Doanh thu

Nợ TK 3387: 80

Nợ TK 521: 20

            Có TK 511: 100

III. LƯU Ý THUẾ

Theo đề xuất chung của Cục Thuế Thành phố Hà Nội để thống nhất phương án về xử lý thuế đối với hoạt động tặng quà bằng voucher – coupon cho khách hàng của doanh nghiệp, kế toán thực hiện như sau:

  • Về hóa đơn chứng từ: Khi tặng quà bằng voucher – coupon cho khách hàng hoặc bán voucher cho trader hoặc đại lý mà chưa phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ thì đơn vị không cần lập hóa đơn, chỉ dùng phiếu xuất voucher và căn cứ vào mục đích chi tiền chỉ cần lập phiếu chi theo quy định. Nếu trong trường hợp người mua yêu cầu lập hóa đơn thì đơn vị bán voucher vẫn xuất hóa đơn VAT tuy nhiên không thực hiện kê khai đầu ra đối với các hóa đơn này mà chỉ kê khai đầu ra khi xuất hóa đơn cho khách hàng sử dụng dịch vụ, mua sản phẩm hàng hóa.
  • Về xác định chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế Thu nhập Doanh nghiệp thì doanh nghiệp căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Chương II Thông tư 78/2014/TT-BTC đã sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tin 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015.

 

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – THUẾ 

Hotline: ? 094 766 142 –  ? 0968 136 785

Website: http://ketoannhs.com/

Email: congtynhs2020@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/dichvuketoantrongoinhs/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn tin qua Facebook Zalo:0968136785

094.766.14.21

096.813.67.85