Tỷ lệ trích các khoản Bảo hiểm theo lương 2020: Tỷ lệ trích Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Kinh phí công đoàn (KPCĐ) mới nhất theo các quy định hiện hành, cụ thể như sau:
1 . Tỷ lệ các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 2020:
Căn cứ theo Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam quy định tỷ lệ trích Bảo hiểm theo lương cụ thể như sau:
Tỷ lệ trích Bảo hiểm năm 2020:
Các khoản trích theo lương | Tỷ lệ % trích vào Chi phí DN | Tỷ lệ % trích vào lương NLĐ | Cộng % |
1. BHXH – Bảo hiểm xã hội | 17,5 | 8 | 25,5 |
2. BHYT – Bảo hiểm Y tế | 3 | 1,5 | 4,5 |
3. BHTN – Bảo hiểm thất nghiệp | 1 | 1 | 2 |
Tổng tỷ lệ trích các khoản Bảo hiểm | 21,5% | 10,5% | 32% |
Tỷ lệ trích Kinh phí công đoàn theo lương:
Các khoản trích theo lương | Tỷ lệ % trích vào Chi phí DN | Tỷ lệ % trích vào Lương NLĐ |
4. KPCĐ – Kinh phí Công đoàn | 2% |
Như vậy:
– Hàng tháng DN phải trích và nộp cho Cơ quan BHXH và Liên đoàn lao động Quận huyện với tỷ lệ như sau:
+ Nộp cho Cơ quan BHXH với tỷ lệ là 32 %.
+ Nộp cho Liên đoàn lao động Quận, Huyện tới tỷ lệ là: 2% (DN phải chịu toàn bộ khoản này và được đưa vào chi phí khi tính thuế TNDN.)
+ Căn cứ vào Tổng số tiền lương mà DN tham gia BHXH cho nhân viên.
? Ví dụ: Kế toán NHS tham gia BHXH cho 5 nhân viên với Tổng số tiền lương tham gia đóng BHXH là: 28.000.000.
➡️ Như vậy: Hàng tháng phải đóng cho Cơ quan BHXH = 28.000.000 x 32% = 8.960.000đ và Liên đoàn lao động = 28.000.000 x 2% = 560.000.
———————————————————————————————————
2 . Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN:
– Mức Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, KPCĐ hàng tháng: Là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
– Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
? Ví dụ: Cty kế toán NHS ký hợp đồng 12 tháng với bạn NV kế toán mức lương chính là 5.000.000 (đáp ứng quy định cao hơn Mức lương tối thiều vùng 2020) và phụ cấp ăn trưa 500.000
=> Như vậy mức tiền lương đóng BHXH sẽ là 5.000.000 (vì phụ cấp ăn trưa không phải đóng BHXH)
a) Mức tiền lương tháng thấp nhấtđể đóng BHXH:
– Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
⚠️ Chú ý: Đối với Người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
? Ví dụ: Kế toán NHS hoạt động ở Hà Nội, tham gia BHXH cho 2 bạn: 1 bạn là nhân viên tạp vụ (Công việc không đòi hỏi phải qua học nghề) và 1 bạn là nhân viên kế toán (Công việc yêu cầu phải qua học nghề kế toán).
-> Thì mức lương thấp nhất để đóng BHXH như sau:
– NV tạp vụ mức lương thấp nhất phải là: 4.420.000đ / tháng (Vì mức lương tối thiều vùng năm 2020 ở Vùng 1 là: 4.420.000)
– NV Kế toán mức lương thấp nhất phải là: 4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400đ/tháng.
b) Mức tiền lương tháng tối đa để đóng BHXH:
– Mức lương tối đa để đóng BHXH , BHYT là : 20 lần mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở xác định như sau:
+ Từ ngày 01/7/2019 đến ngày 30/06/2020 là: 1.490.000 đồng/tháng.
+ Từ ngày 01/07/2020 trở đi là: 1.600.000 đồng, tháng.
Như vậy: Mức lương tối đa đóng BHXH, BHYT là: 1.490.000 x 20 = 29.800.000.
– Mức tiền lương tối đa đóng BHTN là: 20 lần mức lương tối thiều vùng (Mức lương tối thiều vùng xác định như trên phần a bên trên nhé).
Như vậy: Mức lương tối đa đóng BHTN ở vùng 1 là: 4.420.000 x 20 = 88.400.000.
——————————————————————————
3 . Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc:
Căn cứ theo Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH quy định các đối tượng phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN cụ thể như sau:
– Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
⚠️ Chú ý cần biết:
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực, DN phải làm thủ tục tham gia BHTN cho NLĐ tại tổ chức BHXH
– Người lao động ký từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều DN khác nhau thì:
+ Đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên
+ Đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ ở những nút tiện ích dưới đây nha