Các bước thực hiện
Việc theo dõi TSCĐ được thực hiện đồng thời trên cả Sổ cái tài khoản 211/212/213; 214 và Sổ TSCĐ. Trong đó:
- Sổ cái tài khoản 211/212/213, 214: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm nguyên giá, giá trị hao mòn TSCĐ.
- Sổ tài sản cố định: dùng để theo dõi chi tiết về TSCĐ như: Loại tài sản, Tên tài sản, Nguyên giá, thời gian trích khấu hao, hao mòn lũy kế…
Việc theo dõi TSCĐ trên 2 hệ thống sổ này phải khớp nhau. Do đó, khi khai báo TSCĐ đầu kỳ thì Nguyên giá của TSCĐ phải được phản ánh tương ứng trên số dư đầu kỳ của tài khoản 211/212/213, và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ phải được phản ánh tương ứng trên số dư đầu kỳ của tài khoản 214.
Bước 1: Khai báo TSCĐ đầu kỳ
- Tại phân hệ Tài sản cố định, chọn chức năng Khai báo tài sản đầu kỳ bên thanh tác nghiệp (hoặc vào menu Nghiệp vụ/ Nhập số dư ban đầu/Tài sản cố định).
- Nhập các thông tin chi tiết cho tài sản cố định năm trước như: Mã tài sản, Tên tài sản, Ngày ghi tăng, Ngày bắt đầu sử dụng, Nguyên giá, Giá trị tính khấu hao, …
- Sau khi khai báo xong thông tin cho các tài sản cố định năm trước, nhấn Cất, hệ thống sẽ tự động chuyển thông tin các tài sản vừa khai báo sang tab Sổ tài sản và Ghi tăng để theo dõi.
Lưu ý:
❶ Trường hợp chi phí khấu hao của một tài sản được phân bổ cho nhiều đối tượng khác nhau (có thể phân bổ cho công trình, đối tượng tập hợp chi phí, đơn vị, đơn hàng, hợp đồng), sẽ khai báo cùng một tài sản trên nhiều dòng khác nhau với các thông tin giống hệt nhau, trừ thông tin tại cột Đối tượng phân bổ, Tỷ lệ phân bổvà Tài khoản chi phí.
❷ Có thể khai báo cùng lúc nhiều TSCĐ từ năm trước thông qua việc nhập khẩu danh sách TSCĐ từ tệp excel.
❸ Để sửa lại được thông tin của các TSCĐ đầu kỳ đã khai báo, chọn thông tin của TSCĐ trên tab Ghi tăngvà chọn chức năng Sửa trên thanh công cụ.
Bước 2: Kiểm tra số dư đầu kỳ tài khoản 211/212/213, 214
1️⃣ Vào menu Nghiệp vụ/ Nhập số dư ban đầu/ tab Số dư tài khoản.
2️⃣ Kiểm tra số dư nợ của Tài khoản 211/212/213 và số dư có của tài khoản 214. Cần đảm bảo 2 điều kiện:
- Điều kiện 1: Số dư nợ đầu kỳ của tài khoản 211/212/213 và Số dư có đầu kỳ của tài khoản 214 khớp với số dư trên Bảng cân đối tài khoản đã chốt tính đến trước ngày bắt đầu hạch toán trên phần mềm.
- Điều kiện 2: Số dư nợ đầu kỳ của tài khoản 211(x)/212(x)/213(x) = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ (có TK nguyên giá là 211(x)/212(x)/213(x))
- Điều kiện 3: Số dư có đầu kỳ của tài khoản 214(x) = Hao mòn lũy kế của TSCĐ đầu kỳ (có tài khoản khấu hao là 214(x))
3️⃣ Kiểm tra Điều kiện 1, nếu chưa thỏa mãn cần sửa lại số dư nợ đầu kỳ của tài khoản 211/212/213 và số dư có của tài khoản 214 khớp với số dư trên Bảng cân đối tài khoản đã chốt tính đến trước ngày bắt đầu hạch toán trên phần mềm.
4️⃣ Kiểm tra Điều kiện 2:
⛔⛔⛔ Cách kiểm tra Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ
☢️ Vào menu Nghiệp vụ\Nhập số dư ban đầu\Tài sản cố định.
☢️ Xem thông tin Nguyên giá TCSĐ đầu kỳ tại cột Nguyên giá (lọc các tài khoản nguyên giá là 211(x)/212(x)/213(x))
5️⃣ Kiểm tra Điều kiện 3:
⛔⛔⛔ Cách kiểm tra Hao mòn lũy kế của TSCĐ đầu kỳ
☢️ Vào menu Nghiệp vụ\Nhập số dư ban đầu\Tài sản cố định.
☢️ Xem thông tin Hao mòn lũy kế của TCSĐ đầu kỳ tại cột Hao mòn lũy kế (lọc các tài khoản khấu hao là 214(x))
6️⃣ Nếu chưa thỏa mãn Điều kiện 2, Điều kiện 3: cần kiểm tra lại việc khai báo các TSCĐ đầu kỳ đã đủ và đúng chưa để chỉnh sửa/bổ sung.
Video hướng dẫn ở đây nhé
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ ở những nút tiện ích dưới đây nha